Đây là bài PR do 5S Media thực hiện trong chiến dịch truyền thông học bổng JAIMS-Fujitsu 2020 “Lãnh đạo Toàn cầu về Đổi mới và Tri thức” đăng trên báo điện tử VOV.
—
Theo học thuyết của Tiến sĩ Ikujiro Nonaka – (người Nhật Bản) – cha đẻ của lý thuyết quản trị dựa vào tri thức, phronesis – hay còn gọi là practical wisdom – minh triết thực hành chính là khả năng quyết định và hành động tốt nhất trong một tình huống cụ thể để đạt được lợi ích chung. Đơn giản hơn, đó là khả năng nhạy cảm đánh giá, nắm bắt bản chất của sự việc và có hành động mạnh mẽ để giải quyết vấn đề. Đây chính là yếu tố làm nên nhà lãnh đạo của thời đại tri thức.
Một nhà lãnh đạo minh triết, theo Tiến sỹ Ikujiro Nonaka, cần hội tụ đủ sáu năng lực sau đây:
Các nhà lãnh đạo minh triết thường xây dựng một nguyên tắc chung về đạo đức và đưa ra quyết định dựa trên các nguyên tắc đó. Họ luôn hành dựa trên giá chung thay vì lợi nhuận hay lợi ích cạnh tranh. Có 4 cách để phát triển khả năng đánh giá thế nào là “cái tốt”. Phương pháp thứ nhất dựa vào kinh nghiệm, đặc biệt là các bài học sau những thất bại. Hai là tổng hợp lại các bài học từ trải nghiệm cuộc sống và chia sẻ với người khác. Ba là không ngừng nỗ lực để đạt được sự xuất chúng. Và cuối cùng là sự am hiểu các bộ môn giáo dục khai phóng như triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật…
Tadashi Yanai, CEO của Fast Retailing, sở hữu thương hiệu thời trang Nhật Bản – Uniqlo – chia sẻ: “Doanh nghiệp không chỉ ở trong mối quan hệ hoà hợp với xã hội mà còn phải đóng góp cho xã hội. Phần lớn các công ty thất bại bởi không cân bằng được cán cân đó. Mỗi người trước khi là một phần của doanh nghiệp, chính là một phần của xã hội. Vì thế, nếu chỉ nghĩ tới lợi ích của doanh nghiệp, chắc chắn công ty sẽ không thể thành công.” (Ảnh: Internet)
Một nhà lãnh đạo minh triết luôn tạo ra cơ hội để nhân viên của mình có cơ hội học hỏi từ những người khác. Lý thuyết của Tiến sỹ Ikujiro Nonaka đề cập đến một thuật ngữ “Ba”. “Ba” trong tiếng Nhật là Basho, nghĩa là không-thời gian chuyển đổi và sáng tạo tri thức. Trong môi trường doanh nghiệp, nhà lãnh đạo tạo ra “Ba” dưới các hình thức: các cuộc họp, nhóm dự án, các cuộc gặp gỡ thân mật, buổi họp online, mạng nội bộ, blog, khu cafe… để giúp mỗi thành viên của doanh nghiệp có thể thoải mái nhất được nói ra các suy nghĩ của mình, từ đó mang đến các giải pháp mới, tri thức mới.
Trước khi đưa ra những đánh giá, nhà lãnh đạo minh triết có thể cảm nhận được những khả năng phía sau một tình huống, dự đoán tương lai hoặc nhìn trước kết quả để đưa ra quyết định cho hành động tiếp theo. Phronesis cho phép họ nhìn thấy bản chất, cảm nhận bằng trực giác ý nghĩa của sự vật, con người và sự kiện.
Về vấn đề này, CEO Tadashi Yanai cho biết: “Hãy tập trung vào những vấn đề nhỏ, sau đó quay trở lại bản chất! Nếu bạn không làm được điều này, bạn sẽ không thể tới được bước tiếp theo. Bí quyết của thành công chính là rèn luyện những hành động cơ bản này mỗi ngày.”
Một nhà lãnh đạo minh triết là người có thể giao tiếp một cách hiệu quả, giúp tất cả mọi người đều hiểu thông điệp được truyền tải. Đối với một vấn đề phức tạp, nhà lãnh đạo sẽ linh hoạt sử dụng các câu chuyện, phép so sánh, các con số… để đơn giản hoá vấn đề. Nhờ vậy, dù ở những vị trí khác nhau, ở những nền văn hoá và trình độ học vấn khác nhau, người nghe đều tiếp nhận được thông tin một cách dễ hiểu và chính xác.
Chỉ nhận biết bản chất của vấn đề và truyền đạt thông điệp là chưa đủ. Một nhà lãnh đạo minh triết còn biết cách gắn kết mọi người và thúc đẩy họ hành động; kết hợp và tổng hợp kiến thức, nỗ lực của tất cả mọi người để cùng theo đuổi một mục tiêu chung duy nhất. Để rèn luyện khả năng sử dụng phương tiện chính trị của mình, các nhà lãnh đạo minh triết học cách hiểu thấu suy nghĩ và cảm xúc của người khác, trau dồi qua chính những cuộc giao tiếp bằng lời hoặc phi ngôn ngữ hàng ngày. Họ cẩn trọng về thời điểm – khi nào nên đưa ra quyết định, khi nào cần thảo luận.
Thật sai lầm nếu “phronesis” chỉ được xem là phẩm chất của Giám đốc điều hành hay đội ngũ quản lý cấp cao. Nhân viên ở tất cả các cấp nên được tạo cơ hội để học và hiểu về phronesis. Vì thế, một nhà lãnh đạo minh triết là nhà lãnh đạo biết cách khuyến khích phronesis của người khác để xây dựng một tổ chức linh hoạt.
Có thể nói, phronetic leader – nhà lãnh đạo minh triết – không chỉ sở hữu lối tư duy sâu sắc, mà còn là người hành động hăng say, dẫn dắt tổ chức bằng cả kỹ năng chuyên môn, bài học quản lý và bằng các giá trị nhân văn sâu sắc. Ở Việt Nam, Ikujiro Nonaka coi Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình của một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo phronesis.
Tiến sỹ Ikujiro Nonaka được coi là một “người khổng lồ” trong khoa học quản lý, cùng với Peter Drucker và Alfred Chandler. Những công trình nghiên cứu của ông trong vòng hai thập kỷ qua đã có sức ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển lý thuyết cũng như thực hành quản lý. Ông cũng là người kiến tạo cấu trúc chương trình “Lãnh đạo toàn cầu về đổi mới và tri thức”. Trong ảnh, Tiến sỹ Ikujiro Nonaka chụp ảnh cùng các cựu học viên khoá học năm 2018.
Với chương trình học tập được thiết kế dựa trên dựa trên “Lý thuyết Kiến tạo Tri thức” và xoay quanh những năng lực phronesis nói trên của Tiến sĩ Ikujiro Nonaka, chương trình “Lãnh đạo toàn cầu về đổi mới và tri thức” là một cơ hội phát triển bản thân, tìm kiếm sứ mệnh cuộc đời mà các nhà lãnh đạo tiềm năng không thể bỏ qua. Đặc biệt, Tiến sỹ Nonaka sẽ trực tiếp giảng bài trong một số tiết học trong chương trình, diễn ra tại học phần ở Hawaii.
Bất cứ ứng viên người Việt Nam có ít nhất Bằng Cử Nhân trở lên, tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian và chứng chỉ TOEIC trên 750 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương tính đến thời điểm đăng ký đều có thể tham gia chương trình. Học bổng do tập đoàn Fujitsu Nhật Bản tài trợ 100% học phí, vé máy bay, ăn ở trong suốt 3,5 tháng tham gia chương trình. Chương trình diễn ra tại 4 quốc gia: Nhật Bản, Mỹ (Hawaii), Singapore và Thái Lan.