Hiện nay, Social Media Marketing là một trong những hình thức Marketing hiệu quả và được sử dụng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm về Social Media Marketing và những lợi ích mà hoạt động Social Media Marketing mang lại. Trong bài viết dưới đây 5S Media sẽ cung cấp tất tần tật các thông tin về Social Media Marketing để giúp những người bắt đầu hoạt động trong ngành Marketing có thể hiểu rõ hơn về hình thức này.
Được hình thành từ hai yếu tố trên, Social Media là chỉ các phương tiện truyền thông dựa trên nền tảng Internet. Các phương tiện này cho phép mọi người chia sẻ nội dung trực tuyến thông qua tài khoản người dùng và tương tác với nhau trong một cộng đồng.
Ví dụ Twitter là một trang mạng xã hội cho phép mọi người chia sẻ những thông điệp ngắn hay cập nhật thông tin tới mọi người nhanh và ngắn gọn nhất, Facebook là một mạng xã hội toàn diện cho phép người dùng cập nhật, chia sẻ hình ảnh, sự kiện, trao đổi thông tin và nhiều hoạt động khác.
Trong lĩnh vực truyền thông, Social Media Marketing là tập hợp các chiến lược, kế hoạch Marketing nhắm đến việc tương tác xã hội giữa người dùng trên nền tảng mạng xã hội. Mục đích cuối cùng là kết nối với khách hàng để xây dựng, quảng bá về thương hiệu, bên cạnh đó là gia tăng doanh số.
Tổng kết lại, Social Media Marketing là quá trình tiếp thị nội dung, thông tin thông qua các nền tảng mạng xã hội giúp thương hiệu đạt được mục tiêu về danh tiếng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Sự phổ biến của Social Media Marketing đã chứng minh nó là một công cụ tuyệt vời cho các doanh nghiệp. Có hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam tập trung nguồn lực vào chiến dịch Social Media Marketing. Hoạt động Social Media Marketing mang lại những lợi ích tuyệt vời như sau:
Hoạt động Social Media Marketing giúp thông tin sản phẩm và dịch vụ được chia sẻ và lan truyền một cách nhanh chóng trên mạng xã hội. Hơn nữa, khả năng để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua Social Media Marketing sẽ được tăng cao đáng kể. Và bạn có thể xem cách mọi người tương tác với thương hiệu của bạn trực tuyến.
Khi nhắc đến case study Social Media Marketing thành công, không thể không nhắc đến chiến dịch truyền thông bùng nổ trên mạng xã hội của VinFast của năm 2018.
Hiệu ứng truyền thông bùng nổ được Vinfast làm rất tới khi hãng “nhá” hàng bằng nhiều hình thức khác nhau. Những video của hãng thu về sự chú ý rất lớn trên mặt trận truyền thông mạng xã hội với 18,959 bình luận. Vào 2 ngày 30/9/2018 – 1/10/2018 hàng loạt thông tin về VinFast cận ngày ra mắt được đăng tải trên mạng xã hội thu hút 41,346 thảo luận, đây là con số rất lớn với một chiến lược truyền thông.
Những thông tin trong chiến lược Social Media của Vinfast trước thềm ra mắt thu hút rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Những thông tin như Vinfast mời ngôi sao đình đám quốc tế được tiết lộ rất từ từ và không lộ liễu kích thích sự tò mò của cư dân mạng cận kề ngày ra mắt.
Sự kiện ra mắt VinFast tại Paris thu hút sự quan tâm lớn với 117,913 lượt bình luận vào ngày 02/10/2018. Thêm vào đó, livestream của Vinfast thu về lượt xem cực kỳ lớn cũng như lượt bình luận, like và share đến từ những Influencer đình đám tại Việt Nam. Vinfast đã tạo ra một cuộc thảo luận vô cùng sôi nổi trên các diễn đàn và cả trên những trang báo nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như Kênh14, VnExpress, CafeBiz…. Chiến lược Social Media của Vinfast rất bài bản và có định hướng chiến lược đúng đắn khi đẩy mạnh trong thời gian ra mắt sản phẩm của mình.
Sau sự kiện ra mắt, VinFast duy trì thảo luận về thương hiệu bằng một cuộc thi ảnh “Tự hào Việt Nam”. Cuộc thi cũng giúp thương hiệu tạo UGC (người dùng tự tạo content) với những bài viết truyền cảm hứng. Giai đoạn thực hiện cuộc thi lượng thảo luận là 105,587.
Buzz Volume về thương hiệu Vinfast tăng vọt đáng kể trong ngày ra mắt tại sự kiện Paris Motor Show. Hãng đã thu về 54,718 tương tác trong ngày đó trong tổng 1,633,815 tương tác. Cũng nhờ đó Vingroup cũng tăng vọt lên 9,537 tương tác so với giai đoạn trước khi ra mắt sản phẩm là 2,410 tương tác. Lượng phản hồi về thương hiệu cho sự kiện ra mắt này tăng lên 346% so với trước khi ra mắt, điều này chứng minh sức hút rất lớn từ chiến lược truyền thông của VinFast.
Mặc dù vậy Vinfast cũng gặp phải rất nhiều phản hồi tiêu cực đến từ khách hàng khi gắn phải nghi vấn về chất lượng, hay “hàng ngoại mác Việt”, thậm chí không thể cạnh tranh được. Thế nhưng tỉ lệ tích cực vẫn chiếm đa số hơn vì đây là sản phẩm nhận được rất nhiều cảm tình đến từ khách hàng Việt.
Xây dựng thương hiệu luôn là mục tiêu đầu tiên và cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng tới. Thương hiệu dần trở thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và trở thành cuộc chiến không loại trừ bất kỳ ai, từ doanh nghiệp nhỏ đến những tên tuổi lớn. Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đều đưa mục tiêu này vào trong các chiến dịch marketing của mình bên cạnh mục tiêu nâng cao hiệu quả bán hàng, doanh thu, …
Mặc dù chú trọng nhưng nó vẫn là vấn đề tồn tại của nhiều thương hiệu, nhất là các thương hiệu thương mại điện tử, khiến cho việc tạo ra sợi dây cảm xúc trực tiếp với khách hàng trở nên khó khăn. Social Media Marketing là chìa khóa giải quyết phần nào vấn đề này. Nhờ việc sáng tạo phương thức, content phù hợp, chọn lựa đúng kênh Social dựa trên insight khách hàng mục tiêu, các chiến dịch truyền thông xã hội có thể biến thương hiệu của mình trở nên gần gũi và sống động hơn bao giờ hết.
Điển hình như Biti’s, thương hiệu quen thuộc với người Việt nhưng trong những năm gần đây Biti’s đã mất phần lớn thị phần, cái tên Biti’s cũng không còn được nhắc đến thường xuyên nữa. Thế nhưng nhờ có chiến dịch “Đi để trở về” cho Tết 2017 đã gây ấn tượng với gần 2 triệu lượt tương tác, lọt vào top những clip quảng cáo Tết được nói đến nhiều nhất trên mạng xã hội đã góp phần vực dậy thương hiệu. Với nhiều nỗ lực, Biti’s hiện vẫn đang là thương hiệu được quan tâm, chú ý nhất trong thị trường trong nước.
Bản chất của Social Media Marketing là sự tương tác đa chiều, giữa thương hiệu với người tiêu dùng, và giữa người tiêu dùng với nhau. Khi thương hiệu có những hoạt động Marketing ấn tượng, thu hút thì đó sẽ là câu chuyện để cộng đồng mạng bàn tán, thảo luận và chia sẻ. Vòng lặp này khi diễn ra một cách liên tục, nhất quán sẽ là cốt lõi để khắc ghi hình ảnh thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình. Dần dần hình ảnh thương hiệu sẽ được khắc sau trong tâm trí khách hàng.
Nếu làm tốt các hoạt động Social Media Marketing thì cơ hội thương hiệu của bạn xuất hiện trước mắt khách hàng sẽ rất lớn. Kênh dễ thấy nhất là Facebook – số lượng quảng cáo của các công ty, doanh nghiệp đang ngày một tăng, số lượng các bạn trẻ sử dụng kênh này để buôn bán rất nhiều.
Social Media có thể là một nền tảng cho phép bạn nói chuyện trực tiếp với khách hàng tiềm năng, chia sẻ nội dung, tham gia vào các cuộc trò chuyện, xây dựng niềm tin, tiếp cận nhiều người hơn, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và cuối cùng là hiểu rõ hơn về khách hàng của bạn.
Giả sử bạn sở hữu một cửa hàng quần áo vintage. Khi bạn đăng nội dung các mẫu quần áo lên và tìm cách viral các nội dung này, mục đích chính là bạn đang quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở sự chú ý, khách hàng hoàn toàn có thể nhắn tin đến fanpage, comment để hỏi thêm thông tin về sản phẩm. Nhờ vậy thương hiệu có thể tương tác sâu hơn, trò chuyện để hiểu hơn về khách hàng và từ đó xác định, xây dựng nhóm đối tượng mục tiêu của
Bằng cách này mạng lưới của bạn có thể phát triển nhanh chóng. Những người đó có thể xem bài đăng của bạn và chia sẻ chúng với các tín đồ thời trang khác, điều này có thể giúp bạn thu hút những người theo dõi mới và kết nối mới. Thêm vào đó, nếu các bài đăng chất lượng bạn sẽ có được nhiều người theo dõi hơn. Đây là những người có thể trở thành khách hàng tiếp theo của bạn.
Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh nào cũng cần có một cho mình website tổng hợp tất cả thông tin sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng dễ dàng tham khảo, theo dõi thông tin. Social Media Marketing là trợ thủ đắc lực kéo lượng lớn traffic chất lượng về website của bạn. Lượng người truy cập này chính là nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Không chỉ giúp traffic website mà Social Media Marketing còn có tác dụng cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tăng tỷ lệ ra đơn hàng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngày nay hoàn toàn có thể tận dụng các kênh Social để tìm hiểu insight của khách hàng và cải thiện sản phẩm của mình, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã đặt khách hàng làm trung tâm. Nếu tận dụng tối đa khả năng của các kênh Social, nội dung hấp dẫn liên tục được cập nhật, khách hàng sẽ đánh giá cao nỗ lực của thương hiệu từ đó tăng khả năng đưa ra quyết định mua hàng.
Ngoài ra, Google cũng xem xét các yếu tố chia sẻ xã hội khi xếp hạng website trong kết quả tìm kiếm. Khi một nội dung, Website, video hay bài báo của bạn được nhiều người khác nhau trên Social Media tham chiếu tới, điều đó có nghĩa từng cá nhân trong số họ xác nhận nội dung của bạn là thú vi, có thông tin hữu ích, từ đó các bộ máy tìm kiếm sẽ chú ý và tổng hợp các yếu tố này để đưa nội dung của bạn có vị trí tốt hơn trong kết quả tìm kiếm.
Như đã nói ở phần khái niệm, Social Media Marketing là hình thức trao đổi hai chiều nên đây cũng là điểm thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng khách hàng.
Vì dễ tiếp cận nên việc chăm sóc khách hàng cũng được cải thiện. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp bán lẻ, việc chat, trao đổi mọi lúc mọi nơi sẽ giúp quá trình bán hàng, tư vấn, trao đổi thông tin, địa chỉ với khách hàng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh thì việc hỗ trợ, giải quyết và nhận phản hồi cũng nhanh gọn hơn. Khi được hỗ trợ nhiệt tình, tiết kiệm thời gian, khách hàng sẽ hài lòng hơn với dịch vụ.
Social Media Marketing là một hình thức kinh doanh Online vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao.
Chẳng hạn một cá nhân mới kinh doanh với ngân sách nhỏ, có thể chọn hình thức kinh doanh Online sản phẩm dịch vụ để tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng cũng như thuê nhân viên. Cũng có nhiều doanh nghiệp kết hợp cả hình thức Offline và Online.
Nhiều doanh nghiệp đạt được hiệu quả gấp 2, gấp 3 so với kinh doanh Offline thông thường. Social Media Marketing chính là trợ thủ đắc lực để doanh nghiệp thực hiện được điều đó. Việc ứng dụng Social Media Marketing góp phần đảm bảo hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận và tiết kiệm chi phí truyền thông cho doanh nghiệp.
Có rất nhiều yếu tố bạn cần phải cân nhắc khi tạo dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội. Bởi vì chỉ cần thiếu sót một yếu tố nào đó, chiến dịch Social Media Marketing của bạn có thể không mang lại được hiệu quả như mong đợi. Để xây dựng một chiến dịch Social Media Marketing hiệu quả và thành công, bạn cần lên kế hoạch chi tiết và thực hiện cả 5 trụ cột chính này.
Trước khi bạn bắt tay ngay vào và đăng bất cứ điều gì lên Fanpage của thương hiệu, hãy lùi lại một chút và nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn. Bước đầu tiên bạn cần làm là suy nghĩ về chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn.
Mục tiêu của bạn là gì?
Vậy các nền tảng Social Media có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh như thế nào? Một số doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu của họ, những doanh nghiệp khác sử dụng phương tiện này để thúc đẩy lưu lượng truy cập website và doanh số bán hàng. Hãy xác định rõ ràng 2 đến 3 mục tiêu chính khi xây dựng chiến lược Social Media Marketing để đảm bảo bạn có thể đạt được kết quả cao nhất.
Bạn muốn tập trung vào nền tảng mạng xã hội nào?
Các nền tảng Social Media được sử dụng phổ biến hiện nay là Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, LinkedIn, Pinterest và YouTube. Ngoài ra còn có các nền tảng nhỏ hơn chẳng hạn như Tumblr và Anchor, và các nền tảng nhắn tin xã hội, chẳng hạn như Messenger, WhatsApp và WeChat. Khi mới tiến hành chiến dịch, tốt nhất là bạn nên chọn một vài nền tảng mà bạn cho rằng đối tượng mục tiêu của mình đang sử dụng hơn là dàn trải trên tất cả các nền tảng.
Bạn muốn chia sẻ loại nội dung nào?
Hãy nghiên cứu và tìm ra hình thức thể hiện nội dung nào sẽ thu hút đối tượng mục tiêu của bạn tốt nhất? Đó là hình ảnh, video hay đường dẫn liên kết? Nội dung có chủ đề giáo dục hay giải trí? Bạn nên vẽ ra một chân dung khách hàng tiềm năng của bạn, điều này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Xuất bản lên mạng xã hội cũng đơn giản như chia sẻ một bài đăng blog, hình ảnh hoặc video trên nền tảng mạng xã hội. Nó giống như cách bạn chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình. Nhưng khi phát triển các kênh Social Media của thương hiệu, bạn sẽ cần lập kế hoạch content trước thay vì đăng bài một cách tự phát. Ngoài ra, để đảm bảo rằng bạn đang tận dụng tối đa phạm vi tiếp cận của mình trên phương tiện truyền thông xã hội, bạn cần đăng những nội dung tuyệt vời mà khách hàng của bạn thích, vào đúng thời điểm và tần suất phù hợp.
Hiện có nhiều công cụ đăng bài đặt lịch trên mạng xã hội, chẳng hạn như Creative Studio của Facebook, có thể giúp bạn đăng bài của mình vào thời điểm bạn muốn, và thậm chí còn tự động hoá phần lớn các quy trình cập nhật Fanpage của bạn. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và cho phép bạn tiếp cận khán giả khi họ có nhiều khả năng tương tác với nội dung của bạn nhất.
Khi chiến dịch đã được triển khai, các cuộc trò chuyện về thương hiệu của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể. Mọi người sẽ nhận xét về các bài đăng trên mạng xã hội của bạn, nhắc đến thương hiệu trong các bài đăng trên mạng xã hội của họ hoặc nhắn tin trực tiếp cho bạn.
Vì vậy, bạn cần theo dõi các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội về thương hiệu của mình. Nếu đó là một nhận xét tích cực, bạn sẽ có cơ hội khiến họ ngạc nhiên và thích thú. Nếu nó là nhận xét tiêu cực, bạn có thể tiếp thu thông tin và sửa đổi kịp thời.
Trong quá trình xây dựng chiến lược Social Media Marketing, cho dù bạn đang đăng những content giá trị hay tương tác trên mạng xã hội, bạn sẽ muốn biết chiến lược trên mạng xã hội của mình đang hoạt động như thế nào. Tần suất đăng bài của bạn trong thời gian qua có đạt tiêu chuẩn không? Bạn có đang tiếp cận nhiều người hơn trên mạng xã hội so với tháng trước không? Bao nhiêu người đã tương tác với những bài viết của bạn? Số lượng người theo dõi có tăng so với giai đoạn trước không?
Bản thân các nền tảng truyền thông xã hội cung cấp mức độ cơ bản của thông tin như vậy. Để có thêm thông tin phân tích chuyên sâu hoặc để dễ dàng so sánh giữa các nền tảng truyền thông xã hội, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ phân tích truyền thông xã hội có sẵn, chẳng hạn như Google Analytics, Social Report, BuzzSumo,…
Khi bạn có nhiều tiền hơn để phát triển chiến lược Social Media Marketing, một lĩnh vực mà bạn có thể cân nhắc là quảng cáo trên mạng xã hội. Quảng cáo cho phép bạn tiếp cận đối tượng rộng hơn là chỉ những người đang theo dõi bạn.
Các nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội ngày nay mạnh mẽ đến mức bạn có thể nhắm chính xác đối tượng sẽ hiển thị quảng cáo của mình. Bạn có thể tạo đối tượng mục tiêu dựa trên nhân khẩu học, sở thích, thói quen, hành vi,…
Khi bạn đang chạy cùng một lúc nhiều chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, bạn có thể cân nhắc sử dụng công cụ quảng cáo trên mạng xã hội để thực hiện các thay đổi hàng loạt, tự động hóa các quy trình và tối ưu hóa quảng cáo của mình.
Để xác định mục tiêu cho chiến lược Social Media Marketing, bạn cần tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: Tại sao doanh nghiệp của bạn lại muốn áp dụng chiến lược Social Media Marketing? Mục tiêu truyền thông chính của doanh nghiệp trong giai đoạn này là gì? Liệu đó là tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu với khách hàng mới hay truyền tải một thông điệp, thông tin hấp dẫn đến khách hàng cũ của bạn? Nhờ vào việc xác định được mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ chọn được kênh Social Media Marketing phù hợp cho từng chiến dịch truyền thông.
Ai cũng muốn chi ngân sách hợp lý mà lại có được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, đừng chi tiền mà không có kế hoạch. Hãy phân bổ nguồn tiền hợp lý và chú trọng nhóm đối tượng được xác định rõ ràng. Hoặc bạn cũng có thể tập trung vào các điểm, các kênh mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa làm tốt. Đó là những gợi ý để doanh nghiệp tập trung được vào một mục tiêu nhất định.
Có thể nói, khả năng tương tác đa chiều là ưu điểm nhưng cũng là hạn chế của Social Media Marketing. Chiến dịch của bạn có thể thành công hoặc có kết quả hoàn toàn trái ngược so với mong đợi của bạn. Chỉ cần lơ là, không kiểm soát, bạn sẽ khó có thể quản lý cũng như không xử lý kịp những tình huống bất ngờ. Do đó, bạn cần đo lường và kiểm soát chỉ số của chiến dịch Social Media Marketing để kiểm soát và điều hướng người tham gia theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên.
Bạn có thể xác định mức độ thành công của các chiến lược Social Media Marketing mà không cần phải theo dõi dữ liệu. Google Analytics được sử dụng như một công cụ để giúp bạn thực hiện được điều đó. Nó sẽ giúp bạn xem xét chiến lược nào tốt và chiến lược nào cần nên loại bỏ.
Mỗi ngày, người dùng phải tiếp xúc với quá nhiều thông tin và phải đứng giữa hàng loạt sự lựa chọn, các kênh truyền thông. Nếu muốn khách hàng nhớ đến thương hiệu, doanh nghiệp phải có chiến dịch nổi bật. Một nội dung hấp dẫn, ấn tượng sẽ giúp bạn ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên đăng tải những thông tin có giá trị, giúp giải quyết những thắc mắc của khách hàng. Nội dung mà bạn chia sẻ trên các trang mạng xã hội có thể bao gồm: Hình ảnh, video, infographics, hướng dẫn “how to”,…
Như vậy, mục tiêu tiếp thị rõ ràng, hiểu biết về đối tượng, lựa chọn nền tảng phù hợp và chia sẻ các nội dung giá trị vào thời điểm vàng là 4 yếu tố chiến lược giúp Marketing hiệu quả trên Social Media Marketing.
Để không bị nhầm lẫn giữa khái niệm Social Media Marketing và Social Marketing, theo dõi Fanpage 5S Consulting & Media để tìm câu trả lời nhé.