5S Media Blog - Chia sẻ Kiến thức - Kinh nghiệm Marketing

Trung Quốc và Mỹ: Tầm nhìn cạnh tranh | Philip Kotler - 5S Media

Written by 5S Media | Mar 15, 2022 5:00:00 PM

20 tháng 12 năm 2021

Trung Quốc và Mỹ: Tầm nhìn cạnh tranh

Philip Kotler

Trung Quốc và Mỹ đưa ra những tầm nhìn khá khác nhau về cách phục vụ công dân của họ và cách giúp đỡ phần còn lại của thế giới.

Trung Quốc là một quốc gia chuyên chế được vận hành bởi một đảng duy nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trung Quốc dành phần lớn nội lực của họ để sản xuất ra hàng hóa, việc làm và công nhân lành nghề nội địa. Quốc gia này được coi là công xưởng của thế giới, không chỉ cung cấp hàng hóa cho nhu cầu của người dân trong nước mà còn cung cấp nhiều hàng hóa thiết yếu cho thế giới. Đến năm 2030, ước tính GDP của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ. Nếu xét về sức mua thì Trung Quốc đã vượt Mỹ.

Trung Quốc hoàn thành việc xóa đói giảm nghèo trong nước một cách ấn tượng. Trung Quốc đã đưa 800 triệu người thoát nghèo. Theo Ngân hàng Thế giới , hơn một nửa dân số Trung Quốc được coi là tầng lớp trung lưu . Trung Quốc sử dụng khoa học, công nghệ và những thiết bị mới nhất để đảm bảo sản lượng đầu ra một cách hiệu quả. Mặc dù Trung Quốc mô tả hệ thống của mình là chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, nhưng về cơ bản, nước này đang sử dụng chủ nghĩa tư bản để phát triển kinh tế.     

Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã tạo ra 626 tỷ phú điều hành đang các ngành công nghiệp trong nước. Mỹ có 724 tỷ phú. Hai quốc gia này chiếm gần một nửa trong số 2.755 tỷ phú nằm trong 70 quốc gia hàng đầu. Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có 1.149 tỷ phú.   

Bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc hiện đang ở mức cao. Khoảng 600 triệu người sống với số tiền tương đương khoảng 150 đô la một tháng. 

Theo những ý kiến mới nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể cố gắng đánh thuế sâu vào giới siêu giàu và phân phối lại tài sản đồng đều hơn trong số 1,4 tỷ công dân Trung Quốc. “Điều tiết thu nhập cao quá mức” và “khuyến khích những người có thu nhập cao và các doanh nghiệp đóng góp cho xã hội nhiều hơn” là động lực của việc làm này. ĐCSTQ đã thúc đẩy các công ty công nghệ cao của Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào các chương trình xã hội. Một trong những công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, Tencent , đã cam kết 15 tỷ USD cho các sáng kiến ​​bao gồm môi trường, giáo dục, cải cách nông thôn và hỗ trợ công nghệ cho người cao tuổi. Alibaba, một gã khổng lồ công nghệ khác của Trung Quốc, cũng cam kết một khoản tiền tương tự.     

Khẩu hiệu của ông Tập là tạo ra “sự thịnh vượng chung”. Một trong những lý do là tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại và Đảng Cộng sản cần đưa ra một mục tiêu mới, đó là nhiều bình đẳng hơn nữa. Theo Cao Xinyin, một sinh viên đại học 19 tuổi: “Sự thịnh vượng chung có nghĩa là mọi người đều có thể sống một cuộc sống với chất lượng cao … Mọi người sẽ sống một cuộc sống lành mạnh hơn, cư xử tốt hơn, tâm trạng vui vẻ hơn. và sẽ có nhiều khả năng để theo đuổi và thực hiện giấc mơ của họ hơn.”   

Chính phủ Trung Quốc mong muốn thể hiện mình là một chính phủ có tư duy tân tiến, quan tâm đến công dân của mình. Hơn nữa, ông Tập muốn chứng tỏ rằng Trung Quốc mong muốn giúp các nước khác tăng cường sự thịnh vượng và hạnh phúc của họ. Chính phủ của ông Tập, khi muốn thế giới nhìn nhận thiện chí hơn về tính hợp pháp chính trị của Trung Quốc, đã khởi động Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (VĐVCĐ) vào năm 2013 để giúp các nước đang phát triển đạt được mức độ thành công cao hơn về kinh tế. VĐVCĐ nhắm đến mục tiêu kết nối Trung Quốc với Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Đây là một phiên bản mới của Con đường Tơ lụa trong lịch sử của Trung Quốc. Ngày nay, Trung Quốc đặt mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, công cuộc số hóa và dịch vụ y tế ở các nước khác. Đồng thời, điều này giúp Trung Quốc có cơ hội cải thiện hình ảnh và sức mạnh của mình ở nước ngoài và cũng đưa lực lượng lao động dư thừa của mình ra nơi khác.       

Trung Quốc đang sử dụng mô hình phát triển kinh tế tương tự của mình để mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài. Trung Quốc sẽ cung cấp cho các quốc gia khác những tuyến đường sắt và những chiếc cầu mới, cáp quang, mạng 5G và các cảng. VĐVCĐ hiện bao gồm hơn 60 quốc gia và được hỗ trợ bởi hơn 200 tỷ đô la vốn đầu tư của Trung Quốc. Pakistan và Hy Lạp là một trong những quốc gia đã nhận được các tuyến đường bộ, đường sắt và cảng mới do VĐVCĐ xây dựng. 

Trước đây, các nước đang phát triển phải trải qua một quá trình mang đầy chính trị và khó khăn với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á để có được khoản đầu tư phát triển như thế. Ngược lại, Trung Quốc đem đến cho họ một cửa hàng một điểm đến. Trung Quốc cung cấp tài chính, lao động và nguyên vật liệu cho các dự án do họ thực hiện. Trung Quốc không chi tiền để thực hiện các nghiên cứu hoặc đầu tư về tác động xã hội và môi trường. Trung Quốc được hưởng lợi bằng cách tạo ra công ăn việc làm ở nước ngoài cho số lao động dư thừa của mình. Qua VĐVCĐ, Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống quốc tế của riêng mình để lan tỏa ảnh hưởng của mình ra phần còn lại của thế giới.    

Ông Tập coi VĐVCĐ như một đường dẫn mà qua đó Trung Quốc có thể truyền tải các giá trị chính trị và văn hóa của mình. Trung Quốc đang giúp một số nhà lãnh đạo các bằng cách cung cấp các công nghệ giám sát để điều khiển và theo dõi các đối tượng đối lập chính trị. Nhiều quốc gia được cung cấp hàng nghìn giờ chương trình tiếng Trung với các bộ phim võ thuật, câu chuyện về cuộc sống ở Trung Quốc và phim tài liệu cho thấy những tội ác chiến tranh của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. 

Một số phúc lợi của VĐVCĐ đã phản tác dụng, khiến một số quốc gia gặp phải mức nợ cao, ô nhiễm môi trường, tham nhũng và trình độ lao động kém, gây ra một số cuộc biểu tình phổ biến ở các nước sở tại. Các khiếu nại về lao động Trung Quốc thay thế lao động địa phương, ô nhiễm và tham nhũng đã được báo cáo lại. Một số quốc gia đã thẳng thừng hủy bỏ các dự án khi cho rằng rằng chi phí sẽ vượt quá lợi ích. 

Trung Quốc đã giảm các khoản đầu tư vào VĐVCĐ kể từ năm 2016. Trung Quốc đã không thực hiện được một số lợi ích chính trị như mong đợi. Trong số mười quốc gia nhận đầu tư VĐVCĐ nhiều nhất, các quốc gia này đã không ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng như Hồng Kông và vấn đề Biển Đông. Hơn nữa, VĐVCĐ đã khiến Nhật Bản và các quốc gia khác cung cấp tài chính và hỗ trợ cơ sở hạ tầng với các tiêu chuẩn cao hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho lực lượng lao động địa phương. Trung Quốc cũng chán nản vì các Viện Khổng Tử của họ ở nước ngoài để giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trong các trường đại học không thu hút được đủ lưu lượng người dùng. Tiếng Anh, chứ không phải tiếng Trung, vẫn là ngôn ngữ phổ biến nhất để học ở châu Á.    

Nhiều quốc gia không thích việc Trung Quốc dựa vào sự ép buộc để thúc đẩy lợi ích của mình. Trung Quốc đe dọa cắt nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho các quốc gia chỉ trích Trung Quốc. Khi Australia kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus Covid ở Trung Quốc, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hạn chế và đánh thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Australia. Trung Quốc đe dọa các ngành công nghiệp hàng không, bán lẻ, điện ảnh và khách sạn quốc tế với hậu quả tài chính nếu họ không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc liên quan đến Hồng Kông, Biển Đông và Đài Loan trong tài liệu mà họ xuất bản. Đài truyền hình Trung Quốc thông báo: “Chúng tôi tin rằng bất kỳ nhận xét nào thách thức chủ quyền quốc gia và sự ổn định xã hội đều không thuộc phạm vi của quyền tự do ngôn luận.” Trung Quốc ra hiệu rằng họ có quyền kiểm soát bài phát biểu của bất kỳ cá nhân nào ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ngay sau đó, Trung Quốc đã trục xuất một số phóng viên của Wall Street Journal , những người đã đăng một bài báo với tiêu đề mô tả Trung Quốc là “Kẻ bệnh hoạn của châu Á”.         

Nhiều tập đoàn đa quốc gia bị khuất phục bởi áp lực của Trung Quốc và phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ. Mặc dù các hãng hàng không loại bỏ Đài Loan khỏi trang web của họ, họ vẫn nhận diện nước này một cách riêng biệt và báo giá vé bằng đơn vị tiền tệ của Đài Loan thay vì bằng đồng nhân dân tệ. Philippines và Hàn Quốc, trong số những nước khác, chống lại việc thay đổi chính sách của Trung Quốc về Biển Đông và họ đã hợp tác với hệ thống tên lửa THAAD của Mỹ.

Mỹ nên đối phó với Trung Quốc như thế nào?

Nhìn chung, Trung Quốc đã trở thành siêu cường nhờ một loạt các thành tựu, bao gồm trở thành công xưởng kinh tế của thế giới, giảm đáng kể tình trạng nghèo đói ở Trung Quốc và xây dựng tầng lớp trung lưu và siêu giàu của họ, đồng thời cung cấp trợ giúp về tài chính và cơ sở hạ tầng cho các quốc gia đang tìm cách phát triển. Trung Quốc xứng đáng được ghi nhận vì trí tưởng tượng kinh tế của họ trong việc giúp đỡ người dân trong nước và các nước khác. 

Trước những năm 1990, chỉ có một siêu cường là Hoa Kỳ. Bây giờ thì có tận hai. Chúng ta có thể hy vọng rằng cả hai đều cạnh tranh công bằng và hợp tác trong các vấn đề chung của cả hai, chẳng hạn như đại dịch, biến đổi khí hậu và ô nhiễm. Siêu cường cuối cùng mà Mỹ phải đối mặt là Liên Xô và trận chiến đã diễn ra trên khắp thế giới với cả hai siêu cường đều lôi kéo các nước khác dựa vào đức tính và tật xấu của nhau. Mục tiêu của Mỹ là ngăn chặn, giữ càng nhiều nước càng tốt ủng hộ Mỹ hoặc ít nhất là không khuất phục và ủng hộ Liên Xô. Việc ngăn chặn có hiệu quả ở chỗ Liên Xô cuối cùng đã thất bại vì hệ thống kinh tế của họ không thể tạo ra đủ thu nhập. Thế giới coi đây là cuộc chiến giữa hệ thống kinh tế thị trường tự do và hệ thống chỉ huy của Cộng sản pha lẫn chút kinh doanh và tư bản.           

Trung Quốc là một dạng siêu cường hoàn toàn khác với kẻ thất bại Liên Xô. Thứ nhất, nó có dân số lớn hơn nhiều so với Liên Xô. Thứ hai, nó sử dụng các nguyên tắc tư bản trong việc điều hành hệ thống kinh tế của mình. Thứ ba, nhiều quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào thương mại của Trung Quốc đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ của họ. Thứ tư, nhiều nước coi Trung Quốc là nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ. Trung Quốc sẽ không sụp đổ như Liên Xô. Nó sẽ tồn tại mãi mãi.           

Hơn nữa, Trung Quốc đưa ra một số vị trí “điểm nóng” mà chắc chắn sẽ cần giải pháp hoặc giải quyết. Các điểm nóng là Đài Loan, Nam Á, Biển Đông, Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên. Theo quan điểm của Trung Quốc, họ coi Đài Loan như thuộc về họ. Trung Quốc muốn phần lớn Nam Á ủng hộ các chính sách của mình. Trung Quốc muốn kiểm soát hàng hải ở Biển Đông và Hoa Đông. Trung Quốc coi Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ và là nguồn gây căng thẳng liên tục với Triều Tiên. Điều đáng lo ngại là bất kỳ điểm nóng nào cũng có thể vô tình dẫn đến tiếng súng nổ khơi mào chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ           

Trung Quốc nhận thấy Mỹ đang cố gắng hết sức để bao vây Trung Quốc để ngăn Trung Quốc mở rộng lãnh thổ hoặc tầm ảnh hưởng. Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines là đồng minh của Hoa Kỳ. Hiện Mỹ đang nỗ lực hết sức để khôi phục hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Obama với 11 quốc gia khác ở châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Canada và Mexico để cùng nhau phát triển kinh tế. Mục đích ban đầu là Hoa Kỳ sẽ loại bỏ hơn 18.000 loại thuế mà các quốc gia khác nhau đánh vào các sản phẩm sản xuất tại Mỹ.         

Điều này giúp giải thích việc Trung Quốc tăng cường đầu tư vào sức mạnh quân sự, bao gồm cả việc chạy thử tên lửa siêu thanh. Đây là câu trả lời của Trung Quốc về mức độ nghiêm túc của họ đối với các mối đe dọa đến từ Mỹ và các đồng minh. Trung Quốc đã nghe ngóng được các cuộc trò chuyện của một số dân biểu Hoa Kỳ về việc đưa nhiều tiền hơn vào quân đội của chúng ta để thể hiện sự nghiêm túc của chúng tôi trong việc kiềm chế hoặc ngăn chặn Trung Quốc.   

Phương hướng hành động tốt nhất là ổn định các ranh giới và các vấn đề chính trị ngày nay. Hãy để hai siêu cường phô bày các mô hình khác nhau của họ với thế giới. Hoa Kỳ đại diện cho một quốc gia tin tưởng vào các chính phủ được bầu cử dân chủ, tôn trọng nhân quyền và mức độ tự do kinh doanh và cá nhân cao. Trung Quốc đại diện cho một quốc gia dưới chế độ chuyên chế với các nhà lãnh đạo tin tưởng vào sự phục vụ tốt cho công dân và hy vọng giảm bất bình đẳng trong nước, đồng thời hỗ trợ các quốc gia khác phát triển.     

Hoa Kỳ ngày nay đem đến một tình cảnh khó hiểu với các nước khác. Những quốc gia này ngưỡng mộ lịch sử và nền tảng của Hoa Kỳ cũng như các nhà lãnh đạo và nhà đổi mới vĩ đại của họ nhưng cũng cảm nhận được sự suy giảm gần đây về các giá trị và sức sống của Hoa Kỳ. Chính sách của Hoa Kỳ đang bị chia rẽ giữa đảng Dân chủ tự do đa số và đảng Cộng hòa, nhiều người trong số này vẫn nghĩ rằng Trump đã bị chơi xấu khỏi nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai. Do đó, Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thách thức về phá thai, kiểm soát súng, ma túy, chính sách Covid và chính sách biến đổi khí hậu trong một cơ quan lập pháp ít hoạt động. Việc Tổng thống Biden thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng cứng và mềm để xây dựng một nước Mỹ tốt đẹp hơn đang bị cản trở về mặt chính trị do lạm phát gia tăng, khiến Biden bị đánh giá thấp hiện nay với 41% sự tán thành từ người dân Mỹ.       

Một số chính sách cụ thể cần thiết của Hoa Kỳ

Mỹ thiếu trí tưởng tượng mà Trung Quốc đã thể hiện trong việc vực dậy nhiều nước từ nghèo đói, trở thành công xưởng sản xuất hàng hóa hàng đầu thế giới và đưa ra Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường tuyệt vời để hỗ trợ các nước khác phát triển. Việc có một chính phủ dân chủ, nhiều nhân quyền hơn và nhiều tự do hơn là chưa đủ. Mỹ phải đưa ra nhiều sáng kiến ​​hơn nữa để gây ấn tượng với các nước khác rằng Mỹ là nhà lãnh đạo có tư tưởng sáng tạo với những hành động hứa hẹn cải thiện cuộc sống trên toàn thế giới.   

  1. Cố gắng hơn để nâng cao mức sống của nhiều người Mỹ hơn. Các nước khác tự hỏi tại sao một đất nước giàu như Mỹ có rất nhiều người không thể kiếm đủ tiền để tiêu mà không cần đi vay và rất nhiều người nghỉ hưu mà không có nguồn dự trữ hưu trí đầy đủ. Phía Trung Quốc đang gây sức ép với nhiều công ty và công dân giàu để chia sẻ tài sản của họ. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục chỉ đánh thuế người giàu 37% là nhiều nhất trong khi tránh hoàn toàn thuế tài sản để phân phối lại của cải hơn và hạnh phúc cho nhiều người Mỹ. Chủ nghĩa tư bản Mỹ phải được vận hành để tạo thêm “thịnh vượng chung” cho người dân Mỹ.       

 

  • Cố gắng hơn nữa để hỗ trợ các nước đang phát triển cải thiện cơ sở hạ tầng và sinh kế của họ. Sáng kiến VĐVCĐ của Trung Quốc là một ý tưởng thú vị nhưng việc thực thi nó đã bị chệch hướng bởi các tiêu chuẩn thấp về chất lượng và tác động xã hội, nạn tham nhũng và việc ưu tiên công nhân Trung Quốc hơn công nhân địa phương. Mỹ cần làm việc với Ngân hàng Thế giới và các Hiệp hội Quốc tế khác để mang lại cơ hội đầu tư tốt hơn cho các nước đang phát triển. Các quốc gia càng giàu có hơn có nghĩa là càng nhiều giao dịch thương mại quốc tế và nhiều của cải hơn cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.     

 

  • Tiếp cận Trung Quốc để có một kế hoạch thống nhất cho cả hai nước nhằm phi quân sự hóa. Qua đó, cả hai nước sẽ đều cho rằng việc chi tiền để chuẩn bị cho một cuộc chiến trong tương lai sẽ làm tăng khả năng xảy ra chiến tranh. Chiến tranh sẽ tước đi cả hai bên những cơ hội cải thiện cuộc sống cho người dân của họ. Cần xây dựng vũ khí giáo dục và y tế, không phải vũ khí chiến tranh.  

 

  • Tiếp cận Trung Quốc để cùng phát triển một chương trình về biến đổi khí hậu và khử cacbon. Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới. Cả hai đều phải chuyển việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, nước, địa nhiệt) một cách nhanh hơn. Bằng cách làm việc cùng nhau, cả hai đều trở thành người chiến thắng trong mắt các quốc gia khác.   

 

  1. Tiếp cận Trung Quốc để cùng phát triển chính sách dân số và nhập cư. Trung Quốc đã thực hiện các bước để kiểm soát sự gia tăng dân số của mình với chính sách một con trước đây. Tuy nhiên, vào năm 2010, Trung Quốc đã thay đổi chính sách cho phép sinh hai con. Vào năm 2021, Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện đang thúc giục các đảng viên sinh ba con. Ở Mỹ, các bà mẹ mang thai có thể quyết định có nên phá thai hay không (Roe vs. Wade) nhưng chính sách này đang bị chống lại bởi những người Cộng hòa muốn bãi bỏ quyền phá thai của phụ nữ. Kết quả là sẽ có thêm rất nhiều trẻ em ở Mỹ được sinh ra bởi các bà mẹ đơn thân hoặc các gia đình không có khả năng nuôi dạy con cái với một nền giáo dục và sức khỏe tốt. Ngoài vấn đề này, Trung Quốc và Mỹ nên ứng phó như thế nào trước làn sóng gia tăng người châu Phi và người Trung Đông chạy khỏi môi trường nóng nực để di cư đến những nơi mát mẻ hơn trên thế giới?   

 

  1. Tiếp cận Trung Quốc để chuẩn bị các kế hoạch chung về việc cải thiện kiểm soát dịch bệnh thông qua các phương pháp bảo vệ cá nhân tốt hơn và phát triển vắc xin. Tình trạng sức khỏe phải được cải thiện trên toàn thế giới. Bill Gates đã chỉ ra cách kiểm soát muỗi và điều kiện vệ sinh tốt hơn có thể cứu sống con người như thế nào. Trung Quốc và Mỹ cần phát triển cho các chiến dịch tiến xa hơn để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh.     

 

  1. Tiếp cận Trung Quốc với sáng kiến ​​về việc tôn trọng tất cả các cá nhân và nhóm người không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, giới tính hoặc dân tộc. Làm việc với Trung Quốc để thúc đẩy các quyền này trên toàn thế giới. 

 

  1. Tiếp cận Trung Quốc để hợp tác chặt chẽ hơn với Liên hợp quốc và 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc. Tất cả mười bảy SDGs sẽ cải thiện sức khỏe và phúc lợi của tất cả mọi người trên thế giới và cần được sự hỗ trợ toàn lực của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Một sáng kiến ​​khác sẽ là nâng cao năng lực quân sự của Liên hợp quốc để xử lý và giải quyết các cuộc chiến tranh nhỏ liên tục xảy ra và gây thiệt hại cho nhân mạng của rất nhiều người.   

Về mặt tư tưởng, Mỹ cần thúc đẩy các chính sách để cải thiện cuộc sống của người dân ở tất cả các nước. Mỗi chính sách cần được nghiên cứu kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Băng việc Hoa Kỳ thúc đẩy những kế hoạch này và bắt đầu các cuộc họp, công cuộc gìn giữ hòa bình sẽ vẫn còn có hy vọng.