Skip to content

Performance marketing và các vấn đề cần lưu ý

Performance marketing hoặc performance-based marketing – quảng cáo dựa trên tính hiệu quả là tư duy marketing chỉ trả tiền cho những quảng cáo có thể đo lường được như lượt view, số click, số likes, số đơn hàng… thông qua quảng cáo.

Performance Marketing là một thuật ngữ liên quan đến online marketing (tiếp thị trực tuyến) và quảng cáo. Trong đó các nhà quảng cáo và các công ty marketing được trả tiền khi hoàn thành một hành động cụ thể, chẳng hạn như tăng sale, lead hoặc click chuột…

Đối Tượng áp dụng Performance Marketing

Tất cả các loại hình công ty từ bán lẻ, bán sỉ, trung gian, quảng cáo, từ tập đoàn đa quốc gia đến doanh nghiệp địa phương nhỏ đều nên sử dụng hình thức quảng cáo Performance Marketing cho hoạt động kinh doanh của mình để tối ưu hoá cả chi phí và hiệu quả mang lại.

Các yếu tố cần có để tạo ra chiến dịch Performance Marketing

Trong Performance Based Ads có 3 yếu tố chính cần có để giúp thực hiện thành công chiến dịch performance: Media, Con người vận hành (trí tuệ, kỹ năng),  Dữ liệu người dùng (Data Insight), Công nghệ.

Media (các kênh quảng cáo): Đây là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo nên hiệu quả trong việc chạy performance marketing, tuy nhiên nó lại không phải là yếu tố để tạo ra sự khác biệt giữa các nhà quảng cáo. Vì hiện nay hầu hết các kênh quảng cáo đều có thể truy cập và mua một cách dễ dàng từ google, facebook đến các nền tảng quảng cáo khác.

Dữ liệu người dùng (Data Insight): Insight khách hàng được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả ở online & offline và được phân thành 3 loại dữ liệu chính là : 1st party data (dữ liệu chính ngạch), 2nd party data (dữ liệu được chia sẻ) & 3rd party data (dữ liệu được cung cấp bởi bên thứ 3 độc lập). Từ các nguồn dữ liệu đó các nhà quảng cáo nắm được data insight để vẽ được chân dung khách hàng chính xác nhất.

People: People hay expertise được hiểu như chuyên môn, kiến thức, kỹ năng trong quá trình vận hành và quản lý các chiến dịch performance marketing.

Technology: Công nghệ sẽ là yếu tố giúp cho yếu tố về people/expertise trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Nó cho phép chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc nhưng vẫn đạt được hiệu quả tốt.

Ưu điểm của Performance Marketing

Có thể đo đếm được: Dễ dàng trong việc theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, đo lường cũng như quản lý chiến dịch thông qua các chỉ số được theo dõi và báo cáo thường xuyên.

Dễ dàng tận dụng cơ hội: Trong quá trình chạy chiến dịch quảng cáo, có thể nhận ra những cơ hội và tận dụng được những cơ hội đó qua việc kế thừa những insights và dữ liệu của những campaign trước đó.

Tối ưu hoá được: Từ dữ liệu cụ thể, marketer có thể phân tích và đưa ra những thay đổi cho phù hợp dựa trên các yếu tố như: ngân sách, cách thực hiện, các tiếp cận, đối tượng tiềm năng… để tối ưu hiệu quả marketing (ROI).

Chỉ phải trả cho những gì bạn nhận được: Trong hầu hết các hình thức quảng cáo truyền thống, bạn phải trả phí trước cho các hoạt động quảng cáo mà chưa hề chắc chắn về hiệu quả nó mang lại. Điều đó có nghĩa là hàng trăm ngàn đô la đã lãng phí mà không đạt được bất cứ tỉ lệ chuyển đổi nào. Với Performance Marketing, bạn sẽ chỉ trả tiền cho các chiến dịch thành công và đạt được mục đích kinh doanh của công ty bạn.

Điều chỉnh được ngân sách thích hợp: Performance Marketing không mất nhiều ngân sách, dễ tiếp cận với các tổ chức nhỏ hơn hoặc các thương hiệu chỉ mới bắt đầu tìm ra chiến lược tiếp thị. Thông qua việc đo lường và theo dõi các chỉ số, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh ngân sách của mình để đạt hiệu quả tiếp thị tốt nhất.

Chỉ số lợi nhuận (ROI) được tập trung nhiều hơn: điều này có nghĩa là các nhà quảng cáo sẽ đối mặt với ít rủi ro hơn. Performance Marketing có thể theo dõi và đo lường được đến tỉ lệ click chuột. Nhà quảng cáo có thể theo dõi mọi thứ từ chi phí mua lại đến gia tăng (ví dụ: khách hàng mới của khách hàng mới hoặc giá trị đặt hàng trung bình).